Đối với các SEOer dẫu Pro hay Newbie đều cần phải biết tới về Internal Link. Bởi mô hình Internal Link là vấn đề cốt lõi thực hiện trong SEO Onpage giúp website lên TOP tìm kiếm Google một cách nhanh chóng, giữ vững thứ hạng lâu dài và kéo theo các lợi ích khác của doanh nghiệp. Vậy đã có khi nào bạn đặt câu hỏi Internal Link là gì? Cách tạo Internal Link hiệu quả nhất cho website ra sao? Hãy cùng Nguyễn Viết Tư đi sâu vào vấn đề Internal Link trong SEO qua bài viết này nhé!
Internal Link là gì?
Internal Link là liên kết nội bộ trong cùng một website. Internal Link có tác dụng điều hướng người dùng tới trang đích thông qua hành động ấn vào Link được gán lên đoạn Anchor Text hay hình ảnh. Sau khi ấn vào, người dùng được chuyển tới trang đích nằm trên cùng một website ban đầu.
Thông thường, các Internal Link nằm ở những vị trí phổ biến trong mỗi trang (url) gồm:
- Liên kết nội bộ ở Menu.
- Liên kết nội bộ ở trong nội dung trang, Chuyên mục, Danh mục, bài viết, sản phẩm.
- Liên kết nội bộ ở Footer
- Liên kết nội bộ ở Widget.
- Liên kết nội bộ ở Breadcrumb
Rất nhiều người nhầm tưởng liên kết nội bộ chỉ có ở trong nội dung còn các vị trí còn lại kia không được tính. Đây thực sự là một sai lầm nghiêm trọng dẫn tới hậu quả Website cực kỳ khó khăn trong việc lên TOP Google.
Có mấy bạn cũng hỏi mình Internal Link html là gì? Mình đã trả lời và thông qua đây mình cũng xin chía sẻ với các bạn rằng: Internal Link html là liên kết nội bộ mà trong Link đó chứa từ html. Các Link này thường là Link bài viết (dạng Domain/ten-bai-viet.hml
) hoặc ở các website đời cũ rất nhiều Coder sử dụng đuôi .html cho các url.
Cách tạo Internal Link
Từ khái niệm Internal Link là liên kết nội bộ, các bạn đã biết được rằng Cách tạo Internal Link chỉ cấn gán Link lên Anchor Text là xong. Trong đó link được sử dụng nằm trong website của bạn. Theo coder như mình thì internal link structure (cấu trúc liên kết nội bộ) đó đơn giản được thực hiện là: <a href="Link-can-toi">Anchor Text</a>
.
Như vậy khi bạn ấn vào chữ Anchor Text
sẽ nhảy tới Link-can-toi
với Link-can-toi
thuộc website của bạn. Sẽ có một vài thuộc tính khác trong thẻ <a>
như target="_blank"
Internal Link (mở tab mới khi ấn vào Link), title= "tên liên kết"
, rel= "Nofollow"
. Tuy nhiên khi nào thì dùng những thứ đó mình sẽ giải thích sau ở 1 bài khác và update thêm ở đây.
Cách tạo Internal Link còn được áp dụng cho hình ảnh (ảnh gán Link trang đích). Với cú pháp thực hiện <a href="Link-can-toi"><img src="Link-hinh-anh" /></a>
. Ngoài các thuộc tính khác trong thẻ <a>
nêu trên, img còn có thêm thuộc tính alt ảnh rất quan trọng mình sẽ ghi chi tiết ở bài khác sẽ trích nguồn sang đây sau.
Liên kết nội bộ "Link-can-toi"
có 2 loại là xác định và không xác định. Cụ thể: <a href="Domain/Url">Anchor Text</a>
là cố định còn <a href="/Url">Anchor Text</a>
là không cố định. Trong đó mọi người thường dùng Link cố định để SEO lên TOP còn không cố định để đáp ứng nhu cầu người dùng.
Plugin Internal Link WordPress
Nếu bạn lười gán liên kết nội bộ thì có thể dùng plugin Internal Link wordpress để tạo tự động các liên kết nội bộ ở trong phần nội dung. Thực tế còn khá nhiều plugin tạo liên kết nội bộ khác với đa dạng tên gọi nhưng đại loại chức năng của chúng là auto Internal Link (tự động gán Link cho Anchor Text mà bạn đã setup).
Tuy nhiên nhược điểm của các loại plugin tạo liên kết nội bộ này là nó sẽ lấy lần hiển thị Anchor Text đầu tiên để gán Link. Vì vậy đoạn đầu của nội dung sẽ được gán Link rất nhiều ảnh hưởng tới trải nghiệm người dùng (có quá nhiều Link dẫn tới trang thông tin cần đọc) và google đánh giá (spam Anchor Text).
Suy cho cùng theo kinh nghiệm của mình thì việc tạo Internal Link wordpress không nên dùng plugin mà hãy tự thêm thủ công. Bởi plugin sẽ có lúc bạn gỡ ra thì coi như mất sạch toàn bộ liên kết nội bộ mà bạn đã tạo tự động. Hay đơn giản bạn có đảm bảo cái bạn đang dùng để auto Internal Link có thực sự an toàn?
Mô hình Internal Link
Liên kết nội bộ trong mỗi web như vậy có nhiều vị trí như vậy thì liệu Internal Link bao nhiêu là đủ, làm sao để tối ưu Internal Link nhất? Thực tế không có quy chuẩn nào áp dụng cho toàn bộ vị trí cũng như toàn bộ website. Bởi lẽ website có rất nhiều hạng mục và mỗi mục nó lại tùm lum các kiểu chứ không phải gọn gàng như sách giáo khoa viết. Các bạn sẽ rất khó nắm bắt được liên kết nội bộ này thì trỏ về đâu, sao lại không trỏ về chỗ kia và bao nhiêu liên kết nội bộ cho một url là tối ưu nhất?
Việc tối ưu Internal Link trong SEO luôn được mọi người săn đón với đa dạng mô hình Internal Link như kim tự tháp, vòng tròn… Tất cả chung quy lại cũng chỉ là cách xây dựng liên kết nội bộ theo tên gọi để mọi người dễ hiểu được việc tối ưu hóa liên kết nội bộ thực sự rất quan trọng trong SEO. Sau đây mình sẽ giới thiệu cho các bạn 2 mô hình liên kết nội bộ chính là kim tự tháp và vòng tròn.
Mô hình Kim tự tháp
Mô hình Internal Link kim tự tháp là mô hình dễ nhìn, hiệu quả cao tuy nhiên cách thực hiện khá khó. Mô hình kim tự tháp thường áp dụng cho các trang cần đẩy mạnh SEO trang chủ, Danh mục, trang trọng tâm lên top. Thường những website lớn, website bán hàng áp dụng rất hiệu quả cách xây dựng liên kết nội bộ này.
Mô hình SEO kim tự tháp có lợi thế giai đoạn đầu là các trang mũi nhọn nhận sức mạnh chiếm TOP nhanh chóng, bền vững. Nhược điểm là thời gian triển khai xây dựng liên kết nội bộ này lâu, phân tích phải thật chi tiết và mỗi trang mũi nhọn cần rất nhiều nội dung cấp dưới để làm bàn đẩy. Vì vậy những doanh nghiệp thật sự có tiềm năng hẵng triển khai, còn nếu không bạn sẽ không đủ lực để tạo nên bàn đẩy vững chắc cho trang mũi nhọn lên TOP.
Mô hình Link Wheel
Mô hình Internal Link SEO vòng tròn (hay còn gọi là Link wheel) dễ thực hiện, tỷ lệ chuyển đổi cao, thích hợp cho các website dạng tin tức, báo chí. Thường dành cho những doanh nghiệp nhỏ triển khai các mảng phụ, từ khóa ngách dài hơn, ít người tìm kiếm.
Ưu điểm của Mô hình Link Wheel dễ thực hiện, số lượng nội dung cần chuẩn bị triển khai tương đối ít. Liên kết nội bộ trong website có thể sai lệch đôi chút không ảnh hưởng nhiều tới quá trình đẩy TOP. Đánh từ khóa ngách là chính nên số lượng từ khóa lên TOP nhiều, nếu website bạn dạng tin tức chia sẻ thì rất hữu hiệu, tuy nhiên các website bán hàng không nên áp dụng.
Dẫu bạn có hay không sử dụng các mô hình Internal Link để SEO từ khóa lên TOP thì việc tối ưu Internal Link là điều không thể tránh khỏi. Vậy cách tối ưu hóa liên kết nội bộ như thế nào, mời bạn đọc tiếp tới phần trọng tâm sau đây!
Tối ưu Internal Link ở Menu
Menu là khu vực điều hướng người dùng tốt và hiệu quả nhất, sở dĩ vì nó nằm ở trên cùng website và rất nổi bật thu hút người click vào. Vì vậy chắc chắn 1 điều Internal Link ở Menu sẽ rất quan trọng ảnh hưởng rất lớn tới website.
Thông thường trên Menu sẽ có các loại liên kết nội bộ dẫn tới các trang (giới thiệu, dịch vụ, liên hệ, báo giá…), các Danh mục sản phẩm (áp dụng với website bán hàng), các Chuyên mục tin tức (gần như mọi site đều có tin tức), các liên kết NEO (thường cho các landing page hoặc nhắm thẳng tới trọng tâm người dùng muốn tới ví dụ như báo giá) và cuối cùng đó là Link trống hoặc không có Link. Các bạn hiểu Link trống được tính như Link Domain/#
(không có ý nghĩa gì nhưng vẫn là 1 Link). Không có Link ví dụ như mục “chia sẻ kinh nghiệm” ở trên website này.
Vậy giờ phải làm gì để tối ưu Internal Link ở Menu? Cụ thể mình sẽ làm như sau:
- Những cái nào tới trang đích cần SEO lên top thì hãy để nó là Dofollow (mặc định).
- Các Link tới trang đích không cần thiết, không SEO lên TOP thì hãy để Nofollow.
- Các vị trí trên Menu mà có trang đích không SEO, không có nội dung hoặc nội dung sơ sài nhưng buộc có mặt trên Menu thì hãy để Link trống hoặc không đặt Link.
Như vậy là bạn đã tối ưu liên kết nội bộ ở Menu chi tiết đến từng vị trí. Có lẽ chưa đọc bài này bạn sẽ để mặc định toàn bộ hết đúng không? Hãy thử áp dụng theo và chờ đón kết quả sẽ minh chứng cho những điều mình mới chia sẻ nhé!
Tối ưu Internal Link ở nội dung
Nội dung là vấn đề trọng tâm cốt lõi của mọi website, có nhiều loại như nội dung trang, Chuyên mục, Danh mục, bài viết, sản phẩm vì thế mình sẽ chia nhỏ ra để chia sẻ cho các bạn chi tiết về cách tối ưu Internal Link ở khu vực nội dung này.
Tối ưu ở các Trang
Trang chủ là một trang đặc biệt mình sẽ chỉ ở một bài viết khác. Chúng ta hãy xét các trang bình thường còn lại của website như giới thiệu, dịch vụ, báo giá, liên hệ… Internal Link SEO ở các trang sẽ gồm có các liên kết nội bộ dẫn tới:
- Trang chủ (Anchor Text dạng Brand, Domain) với Link Dofollow.
- Trang liên quan cần lên TOP (Anchor Text dạng key chính, key mở rộng) với Link Dofollow, trang liên quan không SEO lên top (Anchor Text tự do) với Link Nofollow.
- Danh mục sản phẩm cần lên TOP (Anchor Text dạng key chính, key mở rộng) với Link Dofollow, Danh mục không SEO lên top (Anchor Text tự do) với Link Nofollow.
- Chuyên mục tin tức cần lên TOP (Anchor Text dạng key chính, key mở rộng) với Link Dofollow.
Trong đó các Link về trang chủ, trang liên và Danh mục cần SEO lên TOP là cần thiết. Các trang và Danh mục không cần SEO lên TOP không cần thiết phải thêm vào nội dung trang. Tùy số lượng câu từ nội dung trang cũng như phân đoạn nội dung mà bạn gán số lượng Link và tối ưu liên kết nội bộ phù hợp là được.
Tối ưu ở các Danh mục sản phẩm
Đối với website bán hàng, Danh mục sản phẩm cực kỳ quan trọng quyết định doanh thu của cửa hàng. Có thể coi như đây là trọng tâm SEO của website vì vậy cần tối ưu liên kết nội bộ thật cẩn thận. Tối ưu Internal Link áp dụng cho các Danh mục sản phẩm như sau:
Danh mục sản phẩm cha sẽ có các Link như sau:
- Tang chủ (Anchor Text dạng Brand, Domain) với Link Dofollow.
- Danh mục đồng cấp (Anchor Text dạng key chính, key mở rộng) với Link Dofollow nếu Danh mục đích cần SEO lên TOP (Nofollow nếu Danh mục không SEO lên TOP).
Danh mục sản phẩm con sẽ có các Link:
- Danh mục cha (Anchor Text dạng key chính, key mở rộng) với Link Dofollow.
- Danh mục đồng cấp trong cùng Danh mục cha (Anchor Text dạng key chính, key mở rộng) với Link Dofollow.
- Danh mục cha hoặc đồng cấp khác Danh mục cha (Anchor Text dạng key chính, key mở rộng) với Link Nofollow.
Cách xây dựng liên kết nội bộ cho danh mục sản phẩm còn rất nhiều tranh cãi trên cộng đồng SEO Việt Nam. Tuy nhiên với kinh nghiệm SEO TOP 1 rất nhiều từ khóa bán hàng ngắn, trọng tâm của lĩnh vực với Volume Search >5000 mình đúc rút ra được như vậy.
Tối ưu ở các Chuyên mục tin tức
Chuyên mục tin tức nhiều website không thêm nội dung, tuy nhiên theo mình nếu SEO lên TOP thì hãy thêm nội dung còn không thì để trống nội dung cũng được. Cách tối ưu Internal Link ở các Chuyên mục tin tức như sau:
- Trang chủ (Anchor Text dạng Brand, Domain) với Link Dofollow.
- Chuyên mục đồng cấp (Anchor Text dạng key chính, key mở rộng) với Link Dofollow nếu cần SEO lên TOP.
SEO Chuyên mục tin tức thường áp dụng cho các website dạng tin tức, chia sẻ kinh nghiệm (sức khỏe, công nghệ, du lịch…). Vì vậy các bạn đang sở hữu những website dạng này cần lưu ý cách xây dựng liên kết nội bộ tối ưu nhất ở các chuyên mục để có hiệu quả tốt nhất.
Tối ưu ở các Sản phẩm
Sản phẩm là nơi bạn muốn khách hàng vào xem nhiều nhất đối với website bán hàng. Bởi xem nhiều sản phẩm thì khách hàng sẽ có sự đa dạng về cái họ đang cần tìm mua gián tiếp giúp doanh thu tăng trưởng. Vì vậy không chỉ trau dồi hình ảnh sản phẩm đẹp, nội dung giới thiệu chi tiết, đầy đủ về sản phẩm mà còn phải có sự tối ưu Internal Link ở các sản phẩm như sau:
- Danh mục cha (Anchor Text dạng key chính, key mở rộng) với Link Dofollow.
- Danh mục mà sản phẩm tích vào (Anchor Text dạng key chính, key mở rộng) với Link Dofollow.
- Sản phẩm liên quan trước sau cùng Danh mục sản phẩm chính với Link Dofollow.
Một sản phẩm có thể tích nhiều mục vì vậy việc lựa chọn số lượng Internal Link trong 1 sản phẩm tới danh mục được tích phù hợp là rất cần thiết, tránh tình trạng Spam Link cũng như giống nhau giữa các sản phẩm để tránh bị phạt.
Tối ưu ở các Bài viết
Bài viết là nơi cung cấp thông tin chia sẻ, giải đáp các thắc mắc của người tìm kiếm. Từ ý tưởng nội dung vô tận của bài viết sẽ tạo ra nguồn Traffic vô tận nếu bạn biết tối ưu Internal Link SEO ở các bài viết. Vậy số lượng internal link trong 1 bài viết bao nhiêu là phù hợp? Chi tiết tối ưu hóa liên kết nội bộ trong SEO bài viết sẽ có những Link như sau:
- Danh mục sản phẩm cần SEO (Anchor Text đa dạng key) với Link Dofollow (nếu là website bán hàng).
- Chuyên mục tin tức cần SEO (Anchor Text đa dạng key với Link Dofollow (nếu là site tin tức)
- Danh mục cha hoặc đồng cấp khác Danh mục cha (Anchor Text đa dạng key) với Link Nofollow.
- Bài viết liên quan trước sau cùng Chuyên mục chính với Link Dofollow.
- Internal Link đến sản phẩm khác trong bài viết (Dofollow) để điều hướng khách hàng mua sản phẩm trọng tâm theo ý.
Số lượng bài viết mỗi website thường rất lớn vì vậy bạn nên xác định xây dựng liên kết nội bộ chi tiết và phân loại theo Chuyên mục tin tức rõ ràng ngay từ đầu. Tránh tình trạng khi đi vào triển khai tối ưu hóa liên kết nội bộ ở các bài viết bị rối gây mất thời gian mà lại không biết bắt đầu từ đâu.
Footer là vị trí dưới cùng của mỗi website có chức năng giới thiệu lại thông tin doanh nghiệp tới người truy cập. Internal Link Footer tổng hợp lại toàn bộ các thông tin doanh nghiệp, dịch vụ – sản phẩm chính. Một phần xây dựng liên kết nội ở Footer để giữ chân người dùng nếu xem xong nội dung đến cuối có thể xem thêm nhiều thứ khác nữa trước khi thoát khỏi website. Về cơ bản cách tối ưu Internal Link ở Footer giống như ở một trang thông thường như sau:
- Trang chủ (Anchor Text dạng Brand, Domain) với Link Dofollow.
- Trang liên quan cần lên TOP (Anchor Text dạng key chính, key mở rộng) với Link Dofollow, trang liên quan không SEO lên top (Anchor Text tự do) với Link Nofollow.
- Danh mục sản phẩm cần lên TOP (Anchor Text dạng key chính, key mở rộng) với Link Dofollow, Danh mục không SEO lên top (Anchor Text tự do) với Link Nofollow.
- Chuyên mục tin tức cần lên TOP (Anchor Text dạng key chính, key mở rộng) với Link Dofollow.
- Có thể có nhiều liên kết khác nữa nhưng trang đích không SEO bạn nên để Nofollow.
Tối ưu Internal Link ở Widget
Các Widget thường hiển thị phần liên kết nội bộ tới các trang dịch vụ, Danh mục sản phẩm, Chuyên mục tin tức, bài viết mới nhất, sản phẩm mới xem… Đặc biệt giống như header và Footer là cố định ở mọi url trên website. Wiget thường chỉ hiển thị ở giao diện máy tính (PC) còn ở ipad và mobile thường ẩn đi cho gọn. Vì vậy việc tối ưu Internal Link ở Widget là điều cực kỳ cần thiết. Cụ thể với phần này mình sẽ sử dụng và tối ưu liên kết nội bộ như sau:
- Trang cần lên TOP (Anchor Text dạng key chính) với Link Dofollow, trang không SEO lên top với Link Nofollow.
- Danh mục sản phẩm cần lên TOP (Anchor Text dạng key chính) với Link Dofollow, Danh mục không SEO lên top với Link Nofollow.
- Chuyên mục tin tức cần lên TOP (Anchor Text dạng key chính) với Link Dofollow, Chuyên mục không SEO lên top với Link Nofollow.
- Có thể có nhiều liên kết khác nữa nhưng trang đích không SEO bạn nên để Nofollow.
Những liên kết nội bộ còn lại ở Widget khi show bài viết hay sản phẩm mới ở khu vực này bạn cứ để mặc định theo theme (Dofollow hay Nofollow đều được). Tùy từng website có cách tối ưu liên kết nội bộ khác nhau chút xíu nhưng chung quy là vậy.
Tối ưu liên kết nội bộ ở Breadcrumb mình sẽ viết ở một bài tổng quát về nó riêng và sẽ trích dẫn Link vào đây sau để các bạn có thể tham khảo.
Kiểm tra Internal Link
Kiểm tra Internal Link hay Check Internal Link là một thao tác bình thường của một SEOer trong công việc thường ngày. Để kiểm tra toàn bộ số liên kết nội bộ trong 1 url của website một cách nhanh chóng, miễn phí đầu tiên bạn cần thêm Addon SEOquake. Sau khi cài xong bạn kích hoạt lên rồi tải lại Url bạn cần kiểm tra số liên kết nội bộ. Ấn vào icon biểu tượng SEOquake trên trình duyệt nó sẽ sổ xuống bảng Onpage website trong đó có hiển thị số lượng liên kết nội bộ có trong trang (khoanh tròn xanh).
Để xem chi tiết những liên kết nội bộ của Url đó gồm những gì bạn ấn thẳng vào con số trong ô khoanh tròn xanh kia. Nó sẽ mở thêm 1 tab trình duyệt mới với chi tiết thống kê các liên kết nội bộ trong website cho bạn.
Cách kiểm tra Internal Link rất đơn giản đúng không? Bạn có thể sử dụng nó để Check của mình, của đối thủ để so sánh và đúc rút thêm kinh nghiệm tối ưu hóa liên kết nội bộ trong website của bạn.
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của mình về liên kết nội bộ trong website. Chắc hẳn giờ đây bạn đã biết được Internal Link là gì cũng như mô hình, cách tạo, mẹo tối ưu Internal Link sao cho phù hợp rồi đúng không? Chúc bạn thực hiện đầy đủ chính xác và website bạn lên TOP nhanh chóng, bền vững. Đừng quên đánh giá 5 sao, chia sẻ nếu bạn thấy hữu ích nhé, xin cảm ơn <3!